Kẹo Hỗ Trợ Giấc Ngủ Natrol Gummies Melatonin Sleep 10mg (180 viên)
Tại sao cần ngủ đủ giấc?
- Mất ngủ kéo dài không gây ra cái chết nhưng nó lại gián tiếp dẫn đến các bệnh về sức khỏe của bạn và chất lượng cuộc sống. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học khi lượng cồn trong máu đạt từ 0,03% – 0,12% cơ thể sẽ lâm vào trạng thái mệt mỏi, gây tình trạng giảm tập trung, giảm khả năng phán đoán, nhận xét và yếu ớt trong các cử động như viết, ký tên hoặc lái xe.
- Sau 18 giờ không ngủ, cơ thể có thể rơi vào trạng thái giống như một người có nồng độ cồn trong máu 0,05%. Khi không ngủ tới 24 giờ cơ thể bạn lúc đó dường như giống với một người có nồng độ cồn lên tới 0,1%
- Chắc chắn thông qua con số trên bạn đã hình dung được tác hại của việc mất ngủ triền miên.
Lý do nên chọn Kẹo ngủ ngon Natrol Melatonin 10mg của Mỹ
- Melatonin là một chất vốn có trong cơ thể, giúp điều hòa chu kỳ giấc ngủ tự nhiên của cơ thể, giúp bạn dễ buồn ngủ khi về đêm. Tuy nhiên, đối với những người bị mất ngủ, khó ngủ, melatonin thường ở nồng độ thấp ( có thể do ánh sáng, do thay đổi môi trường sống, làm việc theo ca, do stress) Nghiên cứu chứng minh rằng bổ sung Melatonin giúp hỗ trợ ngủ ngon hơn, cho bạn tinh thần tỉnh táo, tràn đầy năng lượng.
- Kẹo dẻo ngủ ngon Melatonin 10mg của Natrol là thực phẩm chức năng hỗ trợ cực kỳ tốt cho bạn. Hàm lượng Melatonin đủ để bạn sử dụng, không gây độc hại, tác dụng phụ hay lệ thuộc vào sản phẩm.
- Đặc biệt, viên kẹo dẻo có vị dâu ngon, bổ sung dễ dàng, tiện dụng khi mang theo.
Tổng hợp công dụng của kẹo dẻo ngủ ngon Gummies Natrol Melatonin 10mg
- Natrol Melatonin 10mg thúc đẩy cơ thể buồn ngủ đúng theo đồng hồ sinh học
- Rút ngắn thời gian trằn trọc, khó ngủ
- Hỗ trợ điều trị mất ngủ
- Giúp giấc ngủ sâu hơn, giảm tình trạng bị tỉnh giấc nửa đêm
- Cho bạn buổi sáng sảng khoái và tràn đầy năng lượng
- Kẹo ngủ Melatonin làm giảm nguy cơ mắc bệnh do mất ngủ gây ra.
Kẹo ngủ Natrol Melatonin 10mg có tốt không?
Hiệu quả
-
Melatonin đã được nhiều hãng dược phẩm – thực phẩm chức năng trên Thế giới lựa chọn điều chế sản phẩm hỗ trợ giấc ngủ
-
Melatonin khác với thuốc ngủ ở chỗ, nó không gây lệ thuộc vào thuốc, không gây độc hại cho cơ thể. Bạn hoàn toàn có thể bổ sung melatonin để giúp thúc đẩy giấc ngủ tự nhiên
- Một giấc ngủ ngon và đủ giấc chắc chắn sẽ giúp cải thiện sức khỏe của bạn rất nhiều đấy.
An toàn
-
Natrol là thương hiệu uy tín của Mỹ, các sản phẩm hầu hết được kiểm định nghiêm ngặt về độ an toàn
-
Viên uống trị mất ngủ Melatonin 10mg không chứa thêm chất tạo màu, tạo hương vị… không gây tác dụng phụ.
Hương vị ngon
- Kẹo dẻo có vị dâu ngọt nhẹ, vô cùng dễ dàng khi bổ sung
Thành phần có trong Kẹo ngủ Natrol Melatonin 10mg
- Melatonin 10mg
- Vitamin B6
- Ngoài ra còn có các thành phần khác: Dicalcium Phosphate, Cellulose, Phosphate, Hypromellose, Magnesium, Silica, Glucerin…
- Sản phẩm không có men, lúa mì, ngô, sữa, trứng, đậu nành, glutens, chất tạo màu hay tạo mùi nhân tạo, chất tăng đường, tinh bột hoặc chất bảo quản.
Đối tượng nên sử dụng Kẹo ngủ Natrol Melatonin 10mg
- Những người mất ngủ trong 1 thời gian dài, khó đi vào giấc ngủ.
- Những người căng thẳng, mệt mỏi vì công việc.
- Những người thức đêm không ngủ được, trằn trọc và ngủ không ngon giấc, không sâu giấc.
- Những người suy nhược cơ thể vì thiếu ngủ.
- Người hay bị thức giấc lúc nửa đêm và khó ngủ lạ
Hướng dẫn sử dụng
- Nhai 1-2 viên kẹo ngủ Melatonin trước khi ngủ tầm 20 – 30 phút. Không cần uống nước
Lưu ý
- Không dành cho trẻ em và phụ nữ mang thai
- Đặc biệt, không sử dụng khi đang uống chung các sản phẩm trợ giúp ngủ khác
- Sản phẩm không thay thế chữa bệnh. Hiệu quả chậm hay nhanh còn tùy thuộc vào từng cơ địa của mỗi người.
Cửa hàng Chăm sóc Sức khoẻ Bietduoc.net
Địa chỉ HN: Số 5 – Ngõ 4 – Đặng Văn Ngữ – Đống Đa – Hà Nội
Hotline: Ms Vân: 0978.53.2112 Ms Châm: 0975.96.1551
Tham khảo thêm:
Cách giúp cải thiện tình trạng mất ngủ hậu Covid-19
Tôi mất ngủ liên tục khi mắc Covid-19 và nặng hơn sau khi khỏi. Xin hỏi bác sĩ, tôi phải uống thuốc gì để cải thiện? (Hiền Thư, 24 tuổi)
Trả lời:
Mất ngủ là một trong các loại rối loạn giấc ngủ. Người bị mất ngủ có thể khó đi vào giấc ngủ, thường xuyên thức giấc giữa đêm, thức dậy sớm hơn mong đợi và không ngủ lại được.
Mất ngủ ảnh hưởng đến hoạt động ban ngày và khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ ban ngày, khó tập trung dẫn đến các nguy cơ như té ngã, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, giảm hiệu suất công việc…
Ngoài ra, mất ngủ kéo dài còn có thể ảnh hưởng đến não bộ, tim mạch và toàn thân. Bệnh nhân Covid-19 thường gặp triệu chứng này trong và sau khi mắc. Bệnh nhân cần tránh uống trà, cafe trong vòng 6-8 giờ trước khi ngủ; không hút thuốc, uống rượu, bia, ăn quá no, vận động mạnh trước giờ ngủ.
Đồng thời, bạn không nên xem điện thoại, tivi, laptop… trong vòng 1 giờ trước khi ngủ. Rèn thói quan thức dậy cùng 1 thời điểm vào buổi sáng, cho dù là cuối tuần để ổn định đồng hồ sinh học.
Tránh ngủ trưa quá nhiều, chỉ ngủ 20-30 phút. Bệnh nhân không ngủ bù cho dù đêm trước mất ngủ vì ngủ bù nhiều vào ban ngày, đêm hôm sau bạn sẽ lại mất ngủ.
Để điều trị mất ngủ hậu Covid-19, có rất nhiều loại thuốc, mỗi loại có tác dụng khác nhau. Tuy nhiên, các loại thuốc đều có điểm chung gây buồn ngủ, giảm lo lắng, căng thẳng ở người bệnh trước giờ ngủ.
Bạn nên dùng thuốc ngủ thảo dược có thành phần từ tâm sen, táo nhân, lạc tiên, lá vông nem, trinh nữ, bình vôi…
Ngoài ra, một số loại thuốc Tây y cũng có thể đưa vào điều trị mất ngủ nhưng không nên lạm dụng. Bệnh nhân cần dùng với liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.
Trằn trọc mất ngủ hậu Covid
Sau khỏi Covid tôi thường trằn trọc khó ngủ, ngủ không sâu giấc, thường tỉnh nửa đêm, khi ngủ trở lại thì hay gặp ác mộng. Xin hỏi bác sĩ cách khắc phục? (Minh Anh, TP HCM)
Trả lời:
Sau giai đoạn nhiễm trùng hay căng thẳng do bệnh thì cơ thể có phản ứng viêm, ít nhiều ảnh hưởng đến các hoạt động, có thể gây rối loạn giấc ngủ như khó ngủ, ngủ không sâu giấc.
Nhiều người mất ngủ hay có thói quen ngủ bù ban ngày, điều này lại càng gây mất ngủ ban đêm, tạo thành vòng lẩn quẩn. Để khắc phục tình trạng này, ban ngày có thể tranh thủ chợp mắt buổi trưa hoặc có nhiều thời gian thì ngủ đủ chu kỳ 1,5 giờ, để dành giấc ngủ sâu vào ban đêm.
Buổi tối, cần thực hiện các hoạt động hỗ trợ giấc ngủ hoặc vệ sinh giấc ngủ như lặp lại thời gian biểu thức ngủ đều đặn. Có những cách “vệ sinh giấc ngủ”, như trước khi ngủ khoảng 30 phút đến một giờ nên thực hiện một số hoạt động thông báo cho não biết “tôi chuẩn bị ngủ rồi” như không xem tivi, không sử dụng thiết bị điện tử, tắm nước ấm cho cơ thể thoải mái, mặc quần áo ngủ rộng rãi…
Dành 20-30 phút ghi chép những điều tích cực trong ngày, những điều biết ơn… để có cảm xúc dễ chịu trước khi ngủ. Lập kế hoạch cho ngày mai, chẳng hạn ghi lại 3-5 mục tiêu cần làm, tránh bước lên giường còn suy nghĩ ngày mai sẽ làm gì. Bạn cũng có thể những loại sách nhẹ nhàng, giúp tâm hồn thoải mái trước khi ngủ hoặc tập một vài động tác thể dục nhẹ trên giường giúp căng giãn cơ. Khi đặt lưng xuống ngủ, nên thả lỏng toàn bộ cơ thể, hít sâu thở chậm, tâm trí nằm ở hơi thở cũng sẽ giúp giảm căng thẳng.
Tình trạng mất ngủ sau mắc Covid-19, nguyên nhân và cách khắc phục
1. Nguyên nhân:
Tại sao bệnh nhân sau mắc Coivd-19 thường hay có biểu hiện mất ngủ:
– Lý do hiện được cho là do đặc điểm của virus SARS-CoV-2 là ưa khí nên sẽ làm tổn thương phổi và nhiễm trùng. Lúc này, cơ thể sẽ huy động toàn bộ miễn dịch để chống lại nhiễm trùng khiến hệ miễn dịch hoạt động quá mức ảnh hưởng gan, thận, tim… dẫn đến tình trạng mất ngủ.
– Bệnh nhân khi mắc bệnh thường có tâm lý: Stress, lo lắng, đau buồn, mất mát do COVID-19 gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.
2. Biểu hiện mất ngủ và cách phát hiện:
– Giảm thời gian ngủ:
Người trưởng thành từ 18-40 tuổi, giấc ngủ cần đạt từ 6-8 giờ/đêm
Người trên 60 tuổi cần khoảng 4-6 giờ;
– Giảm chất lượng giấc ngủ: ngoài ngủ đủ thời gian, chất lượng giấc ngủ còn là sau khi ngủ dậy, cơ thể có thật sự tỉnh táo, sảng khoái hay không.
– Nếu không trọn vẹn 2 tiêu chí này thì cần phải điều trị.
3. Một số cách khắc phúc:
– Thiết lập lại chế độ sinh hoạt, nên ngủ đủ 6-8 giờ mỗi đêm và cố gắng đi ngủ (tốt nhất là trước 23h) và thức dậy vào cùng giờ giấc như nhau trong tất cả các ngày trong tuần.
– Nên giảm thời gian sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ. Tắt tất cả các thiết bị điện tử ít nhất 30 phút trước khi đi ngủ.
– Tạo không gian phòng ngủ sạch sẽ, nhiệt độ thích hợp, yên tĩnh và tối.
– Nên ngâm chân nước ấm hoặc thiền 30 phút trước khi đi ngủ.
– Chế độ dinh dưỡng:
Bổ sung đủ nước, chất xơ, protein, tinh bột và vitamin để phục hồi tối đa các mô bị tổn thương.
Thành phần bữa ăn có đủ rau xanh, hoa quả tươi, protein và tinh bột. Nhớ uống nước đầy đủ, có thể uống nước lọc kết hợp nước trái cây để có đủ vitamin.
Hạn chế ăn đồ ngọt nhiều đường, không uống rượu, hút thuốc lá, tránh uống nhiều cafe hay trà vì có thể gây khó ngủ.
– Xoa bóp – bấm huyệt: có tác dụng tạo cảm giác thư thái, nhẹ nhàng trước khi đi ngủ.
– Tập thể dục, đi bộ, tránh gắng sức; tập yoga; Khí công dưỡng sinh: Thời gian và cường độ tập luyện phù hợp đối với từng người có tác dụng giúp tình thần thư thái, cơ thể khoẻ mạnh. Từ đó giúp làm tăng thời lượng và chất lượng giấc ngủ.
– Điều trị bằng thuốc an thần nếu tình trạng kéo dài, không đỡ theo sự hướng đẫn của bác sĩ chuyên khoa. Nhưng các thuốc chữa trị tâm lý và tâm thần sau khi COVID-19 nên dùng vừa phải, tránh để bệnh nhân trở nên nghiện thuốc. Không ít bệnh nhân sau khi hết COVID-19 đã thường xuyên không ngủ được. Sau khi sử dụng các loại thuốc ngủ thông thường vẫn không đỡ. Cuối cùng họ phải dùng thuốc ngủ nặng là những loại có tác dụng phụ bất lợi, có thể gây nghiện.
Mất ngủ hậu COVID-19, dùng thuốc thế nào?
Nỗi sợ hãi bệnh tật hậu COVID-19 khiến nhiều người mất ngủ. Điều trị mất ngủ sẽ giúp tránh ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe não bộ, tim mạch và toàn thân.
1. Mất ngủ là gì?
Mất ngủ là một trong các loại rối loạn giấc ngủ. Người bị mất ngủ có thể gặp một trong các vấn đề như:
Khó đi vào giấc ngủ.
Thường xuyên thức giấc giữa đêm.
Thức dậy sớm hơn mong đợi và không ngủ lại được.
2. Mất ngủ ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe?
Mất ngủ gây ảnh hưởng đến hoạt động ban ngày và làm người bệnh cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ ban ngày, khó tập trung… Từ đó dẫn đến các nguy cơ như té ngã, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, giảm hiệu suất công việc…
Ngoài ra, mất ngủ kéo dài còn có thể ảnh hưởng đến não bộ, tim mạch và toàn thân:
Rối loạn nhịp tim, suy tim, bệnh mạch vành, tăng huyết áp.
Các vấn đề tâm thần như lo âu, trầm cảm, suy nghĩ tự sát.
Hệ miễn dịch suy yếu, khiến cơ thể dễ nhiễm bệnh hơn.
Hệ chuyển hóa bị rối loạn, tăng nguy cơ béo phì, đái tháo đường.
Phụ nữ có thai có nguy cơ sinh con nhẹ cân, sinh non.
3. Vì sao hậu COVID-19 gây mất ngủ?
Mất ngủ là một rối loạn thường gặp, đặc biệt tăng cao ở bệnh nhân đã khỏi COVID-19. Stress, lo lắng, đau buồn, mất mát do COVID-19 đã ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, nên càng ngày càng có nhiều người than phiền mất ngủ.
Khoảng 40% dân số bị mất ngủ trong thời gian đại dịch, trong khi tỉ lệ này trước đây là 24%. Thói quen ngủ của chúng ta cũng thay đổi trong thời đại COVID-19, liên quan đến giãn cách xã hội, các vấn đề tâm lý hoặc chính COVID-19 gây ra.
4. Điều trị mất ngủ hậu COVID-19 thế nào?
Có 2 cách chính để điều trị mất ngủ hậu COVID-19, đó là liệu pháp nhận thức – hành vi và thuốc.
4.1. Liệu pháp nhận thức – hành vi
Có thể thực hiện liệu pháp nhận thức – hành vi để trị mất ngủ hậu COVID-19. Đây là một liệu pháp tâm lý, giúp chúng ta thay đổi nhận thức, thói quen, suy nghĩ và hành vi liên quan đến giấc ngủ, với mục tiêu là có một giấc ngủ khỏe mạnh. Một thành phần cơ bản trong liệu pháp này là vệ sinh giấc ngủ, bao gồm các lời khuyên sau:
– Giữ phòng ngủ yên tĩnh, đủ tối, nhiệt độ thích hợp, nệm, gối thoải mái.
– Có thể nghe “tiếng ồn trắng” (white noise) hoặc nghe nhạc nhẹ nhàng trước giờ ngủ.
– Tránh uống trà, café trong vòng 6-8 giờ trước giờ ngủ.
– Tránh hút thuốc trước giờ ngủ.
– Tránh uống rượu bia trước giờ ngủ, vì bạn sẽ bị thức giấc nhiều lần trong đêm (đôi khi không tự nhận ra được), và rượu/bia chỉ “hạ gục” bạn chứ không mang lại giấc ngủ tự nhiên.
– Uống ít nước trước khi ngủ, để không bị đánh thức vì tiểu đêm.
– Tránh ăn quá no, hoặc vận động mạnh trước giờ ngủ.
– Tránh xem điện thoại, tivi, laptop… trong vòng 1 giờ trước khi ngủ.
– Thức dậy cùng 1 thời điểm vào buổi sáng, cho dù là cuối tuần. Thói quen này sẽ giúp ổn định đồng hồ sinh học.
– Tránh ngủ trưa quá nhiều (20-30 phút là đủ). Không nên ngủ bù cho dù đêm trước mất ngủ, vì ngủ bù nhiều vào ban ngày, chắc hẳn đêm hôm sau bạn sẽ lại mất ngủ.
– Giường chỉ dành cho việc ngủ và quan hệ tình dục. Nếu không ngủ được khi nằm trên giường quá 20 phút, nên ra khỏi giường. Sau đó làm việc nhẹ nhàng trong ánh sáng êm dịu (làm việc nhà, nghe nhạc, tập hít thở, thiền, viết ra những suy nghĩ trong đầu, thậm chí có thể viết nguệch ngoạc trong bóng tối mà không cần đọc lại). Tiếp đến, hãy quay lại giường khi thấy buồn ngủ. Quá trình này có thể lặp lại nhiều lần.
Có thể các cách trên không giúp bạn ngủ ngay, nhưng nếu kiên trì thực hành, bạn sẽ có được giấc ngủ khỏe mạnh lâu dài. Ngoài ra, với bệnh nhân hậu COVID-19, việc duy trì các thói quen này cũng góp phần giúp ổn định tâm lý, giúp người bệnh bớt lo lắng, căng thẳng.
4.2. Thuốc điều trị mất ngủ hậu COVID-19
Để điều trị mất ngủ hậu COVID-19, có rất nhiều loại thuốc, mỗi loại có tác dụng khác nhau. Tuy nhiên đều có điểm chung gây buồn ngủ, giảm lo lắng, căng thẳng ở người bệnh trước giờ ngủ.
Có thể dùng một số nhóm thuốc không cần kê toa:
– Thuốc ngủ thảo dược:
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại có thành phần như tim sen, bình vôi, lạc tiên… Có thể sử dụng các loại thuốc ngủ thảo dược này để trị mất ngủ hậu COVID-19. Các loại này thường ít tác dụng phụ.
– Melatonin:
Đây là hormone của giấc ngủ. Thuốc thường được dùng cho bệnh nhân mất ngủ hậu COVID-19 có kèm theo rối loạn nhịp sinh học (ngủ dậy quá muộn, quá sớm, lệch múi giờ…). Thuốc có tác dụng tốt nếu bạn có thói quen ngủ quá trễ và cần điều chỉnh giờ đi ngủ sớm hơn.
Lưu ý, thuốc có thể gây một số tác dụng phụ: Đau đầu, khó chịu ở dạ dày… Tuy nhiên, những triệu chứng này rất ít, không đáng kể.
– Thuốc kháng histamine:
Đây là thuốc chống dị ứng, thường dùng để điều trị dị ứng, có tác dụng phụ là gây ngủ. Thuốc này phù hợp với các bệnh nhân mất ngủ kèm ngứa, viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, thuốc có thể gây tác dụng phụ gây khô miệng, chóng mặt…
Nguồn: Suckhoedoisong
5. Lưu ý khi dùng thuốc
– Để điều trị mất ngủ hậu COVID-19 cần kết hợp điều trị triệu chứng hậu COVID-19 khác.
– Mỗi trường hợp mất ngủ hậu COVID-19 lại có cách điều trị khác nhau. Do đó, không được tự ý dùng thuốc. Bởi việc dùng thuốc không đúng bệnh sẽ không mang lại hiệu quả điều trị mà còn khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
– Không nên tự ý dùng các thuốc an thần mạnh để trị mất ngủ hậu COVID-19, vì thuốc này có thể gây “lờn thuốc”, gây nghiện nếu sử dụng không đúng cách.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.