🐍♨️THUỐC TẨY GIUN ZELCOM ( Hàn Quốc 🇰🇷🇰🇷🇰🇷 ) quá nổi tiếng trong giới bỉm sữa đây ạ 😍
👉👉Nhiều bà mẹ thắc mắc hỏi tại sao ??
🤔🤔 Con ăn tốt lắm, ăn lúc nào cũng thấy thòm thèm mà ko sao béo được cứ gầy nhom mãi chả lớn gì cả? Chán lắm ạ😫😫😫😫
👌Thực ra có 1 việc rất quan trọng ở giai đoạn trên 2 tuổi của bé là #TẨY #GIUN cho bé mà nhiều mẹ ko biết.
‼👬Bé còn nhỏ trải qua những giai đoạn như bò, lẫy, trườn rồi khám phá thế giới cái gì bé cũng cho vào miệng nghịch ngợm đủ thứ nên bé rất nhiều giun.
💥💥️Hiện tại đã có thuốc tẩy giun zelcom Hàn Quốc giúp:
– Loại trừ các loại giun: giun móc, giun tóc, giun kim, giun đũa
– Làm giảm sự sống và sinh trưởng của giun sán
– Giúp tự tiêu giun
👉️Vị ngọt, dạng siro dễ hập thu, dễ dàng cho trẻ uống
👉️Một hộp gồm 2 gói nhỏ, mỗi gói 15ml
️👉 Hướng dẫn sử dụng:
– Một lần uống 1 gói, 6 tháng uống 1 lần. Như vậy 1 năm tẩy giun 2 lần. Nếu đã sử dụng thuốc tẩy giun khác trước đó thì phải chờ đủ 6 tháng sau mới được sử dụng thuốc tấy giun zelcom Hàn Quốc
Siro tẩy giun zelcom là sản phẩm hỗ trợ tẩy giun phổ biến tại Hàn Quốc, được dùng để tẩy giun cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên. Giúp tiêu diệt các loại giun phổ biến như: giun móc, giun tóc, giun đũa, giun kim…, làm giảm sự sống và sinh trưởng của giun sán, từ đó làm chết các ký sinh trùng. Zelcom dưới dạng siro, vị ngọt thanh, hương vị thơm ngon dễ uống.
Biểu hiện của trẻ khi bị nhiễm giun
Khi nhiễm giun, trẻ thường bị rối loạn tiêu hóa, làm cản trở quá trình hấp thu chất dinh dưỡng, mặt khác, lại còn phải chia bớt phần thức ăn cho những vị khách không mời này nên các bé sẽ chậm lớn, suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém vì thế dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn khác. Đối với những trẻ bị nhiễm giun thường có những biểu hiện sau đây:
Trẻ ăn uống kém, biếng ăn, không tăng cân.
Trẻ ăn không tốt, không hấp thu được chất dinh dưỡng.
Thường xuyên bị đau bụng, đi ngoài ra run.
Ngứa vùng hậu môn, hậu môn bị viêm sưng đỏ lên.
Da trẻ xanh xao, thiếu màu. Trong người mệt mỏi, lười vận động.
Đêm không ngủ, hay trằn trọc, hay nằm sấp.
Lượng bạch cầu ưa axit trong máu tăng cao.
Thuốc tẩy giun zelcom là sản phẩm có tác dụng tiêu diệt các loại giun phổ biến như: giun móc, giun tóc, giun đũa, giun kim…, làm giảm sự sống và sinh trưởng của giun sán, từ đó làm chết các ký sinh trùng.
Đối tượng sử dụng thuốc tẩy giun zelcom
Trẻ trên 2 tuổi, phụ nữ chuẩn bị mang thai, người lớn
Hướng dẫn sử dụng thuốc tẩy giun zelcom
- Cho bé dùng 1 gói, 6 tháng sau dùng tiếp gói còn lại hoặc cho người khác uống
- Uống vào bất kì lúc nào lúc nào cũng được. Có thể cho bé uống trực tiếp hoặc pha với nước hoặc sữa
- Không dùng cho phụ nữ đang mang thai, cho con bú và trẻ dưới 2 tuổi
- Trước đó nếu bé nào đã uống tẩy giun khác rồi thì phải đủ 6 tháng mới được uống tiếp
- Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát
Thông tin siro tẩy giun zelcom
Hãng sản xuất: Zelcom
Xuất xứ: Hàn Quốc
Quy cách đóng gói: 15ml/ gói, 1 hộp gồm 2 gói
Đối tượng sử dụng: Trẻ trên 2 tuổi, phụ nữ chuẩn bị mang thai, người lớn
Giun sán tàn phá cơ thể như thế nào?
Nhiều người chủ quan cho rằng giun sán chỉ gây ngứa, mủ và viêm da, nhưng nhiều trường hợp chúng có thể di chuyển và phá hủy các bộ phân khác như não, cơ tim, mắt.
Giun sán có nguy hiểm không?
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Ánh, Giám đốc Phòng khám Quốc tế Ánh Nga, chuyên khoa Ký sinh trùng cho biết thói quen ăn rau, hải sản và thịt tái, sống của chúng ta đã tạo điều kiện cho giun sán và các loại ký sinh trùng nguy hiểm đi vào cơ thể.
Bệnh giun sán có rất nhiều loại, trong đó có các loại hay gặp ở Việt Nam là sán lá gan lớn, giun đầu gai, giun lươn, giun đũa chó/mèo, amíp, sán máng, sán gạo heo và sán lá phổi (Paragonimus).
Trong đó, mỗi loại sẽ gây một sức tàn phá khác nhau trong cơ thể. Chúng có thể ăn lên não, cơ tim, mắt hoặc chỉ gây ngứa, mủ và viêm da. Biểu hiện rõ ràng dễ nhận thấy nhất khi bị giun sán là ngứa da.
Khi xâm nhập vào cơ thể người, chúng không phát triển ngay thành những con giun nhỏ, mà tiếp tục tồn tại dưới dạng ấu trùng, hình thành những khối u di chuyển được trong da và mô mềm, thường xuất hiện ở mặt, mu bàn tay, lưng, mông, bụng…
Khối u này dần chuyển thành một nốt nhỏ hoặc một khối phù nề, gây ra những tổn thương đối với hệ thần kinh trung ương như làm rối loạn tri giác, liệt nửa người, hôn mê.
Ngoài ra, ấu trùng trong lươn còn có thể di chuyển vào nội tạng như gan, phổi, gây đau bụng, ho, đau ngực, khó thở.
Nếu chúng di chuyển vào mắt thì sẽ gây xuất huyết, giảm thị lực, dẫn đến mù lòa.
Còn khi chúng chui vào hốc tai, hốc mũi sẽ gây ra hiện tượng nhức tai, viêm mũi.
Loại sán ăn não nguy hiểm nhất hiện nay, tiêu biểu là sán chó (dễ có trong rau sống, thịt sống, tái, gỏi cá), ấu trùng sán gạo heo (thịt lợn không nấu kỹ, tiết canh), giun lươn (có trong rau sống, động vật thủy sinh như ốc, sò hấp, có thể gây tử vong).
Vẫn theo bác sĩ Ánh, các loại giun sán nguy hiểm, dễ gặp tùy thuộc theo vùng miền. Ở Miền Bắc, người ta chủ yếu bị sán gạo heo do thói quen ăn tiết canh. Hiện nay nhiều người cũng hay mắc sán chó/mèo nhưng các trung tâm y tế lại ít quan tâm đến vấn đề điều trị nên dễ xảy ra các biến chứng nguy hiểm.
Giun sán có thể tồn tại hàng chục năm trong cơ thể
Bác sĩ Ánh cho biết, đa phần các trường hợp nhiễm giun sán là qua đường tiêu hóa, tức ăn uống mất vệ sinh.
Trong đó, tiết canh, gỏi cá, thịt tái, bò lúc lắc, rau sống là những thực phẩm dễ chứa ấu trùng giun sán nhất hiện nay.
“Nhiều người vẫn ăn những thực phẩm này và tự tin rằng mình không gặp rắc rối. Song, chúng ta cần hiểu rằng không phải lúc nào ấu trùng giun sán đi vào cơ thể sẽ gây ra phản ứng nguy hiểm ngay lập tức.
Chẳng hạn, khi bạn ăn tiết canh lợn có chứa ấu trùng sán gạo lợn, chúng sẽ xuyên qua thành ruột lên não và tồn tại hàng chục năm, tạo thành vôi trong não. Một số trường hợp sau 5-7 năm chúng sẽ gây viêm và tử vong cho người bệnh.
Thời gian này tùy thuộc vào cơ địa, hệ miễn dịch của từng người. Do đó, mọi người tuyệt đối không được chủ quan”, bác sĩ Ánh khuyến cáo.
Theo đó, khi nhiễm giun sán cơ thể bị tác động một cách âm ỉ kéo dài ảnh hưởng tới sức khỏe và tình trạng dinh dưỡng, thể chất, tinh thần và trí tuệ, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.
Phụ nữ trưởng thành và trong độ tuổi sinh sản, nhiễm giun sán gây thiếu máu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của thai nhi, thậm chí đẻ non, thiếu cân, tử vong.
Đặc biệt, Việt nam là nước có khí hậu nhiệt đới, điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, tập quán sinh hoạt cũng như vệ sinh môi trường rất thích hợp cho sự phát triển và lây nhiễm của các mầm bệnh ký sinh trùng.
Người bị mắc giun bên cạnh do ăn uống, việc vô tình sờ vào vật dụng có ấu trùng cũng có thể mắc bệnh.
Tẩy giun không trị được giun sán
Chúng ta thường được khuyến cáo tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần. Song thuốc này chỉ tiêu diệt được những loại giun có trong ruột, có thể gồm giun móc, giun tóc, giun lươn, giun kim. Thực chất có rất nhiều ấu trùng giun sán tập trung trong máu, nên thuốc tẩy giun khó có tác dụng với chúng. Vì vậy, việc phòng ngừa giun sán và tránh tái nhiễm là rất quan trọng.
Vì vậy, theo bác sĩ Ánh, tốt nhất, chúng ta nên đi xét nghiệm giun sán từ 6-12 tháng một lần.
Ngoài ra, chúng ta cần phòng bệnh bằng cách sử dụng thức ăn đã nấu chín, uống nước đã đun sôi, xử lý các chất thải sạch sẽ (không phóng uế bừa bãi), rửa tay thường xuyên trước khi ăn, thường xuyên giặt giũ quần áo, chăn mền, thường xuyên làm vệ sinh đồ chơi trẻ em.
Lưu ý, không ăn các thức ăn chưa nấu chín như phở bò tái, hải sản sống hoặc tái… Những người hay bị ngứa da, chữa da liễu không khỏi nên xét nghiệm giun sán.
Quên tẩy giun định kỳ tàn phá cơ thể bạn như thế nào?
Nhiều người cho rằng, giun sán chỉ gây ngứa, mủ và viêm da, nhưng không biết chúng có thể di chuyển và phá hủy các bộ phân khác như não, cơ tim, mắt…Ví dụ: giun đũa, giun xoắn có thế gây tử vong; còn giun móc, giun chỉ gây thiếu máu, giảm khả năng lao động, dẫn đến tàn phế.
Bệnh giun sán có rất nhiều loại, trong đó có các loại hay gặp ở Việt Nam là sán lá gan lớn, giun đầu gai, giun lươn, giun đũa chó/mèo, amíp, sán máng, sán gạo heo và sán lá phổi (Paragonimus).
Trong đó, mỗi loại sẽ gây một sức tàn phá khác nhau trong cơ thể. Chúng có thể ăn lên não, cơ tim, mắt hoặc chỉ gây ngứa, mủ và viêm da. Biểu hiện rõ ràng dễ nhận thấy nhất khi bị giun sán là ngứa da.
Tác hại của việc quên tẩy giun
– Mất dinh dưỡng, thiếu máu
Giun sán hấp thụ một phần thức ăn của cơ thể vật chủ, nếu bị nhiễm số lượng giun sán nhiều thì lượng thức ăn và chất dinh dưỡng sẽ bị mất đi càng lớn. Loại sán dây bò có thể phát triển dài ra khoảng từ 7 đến 10 cm trong một ngày đêm nên nhu cầu dinh dưỡng của sán rất cao.
Một số các loại giun như giun móc, giun tóc… có khả năng hút máu cơ thể người gây nên tình trạng thiếu máu. Ngoài ra, giun sán còn có thể chiếm dụng những chất cần thiết của cơ thể người như giun móc, giun mỏ chiếm đoạt chất protein, huyết thanh, acid folic, sắt huyết thanh; sán dây cá chiếm đoạt vitamin B12.
– Nhiễm độc
Giun sán tiết ra các loại chất độc hoặc thải ra những sản phẩm chuyển hóa gây độc cho cơ thể vật chủ với các biểu hiện bệnh lý như kém ăn, buồn nôn, mất ngủ… Có một số trường hợp điều trị giun đũa, giun bị chết hàng loạt, chất độc của giun giải phóng ra làm người bệnh bị nhiễm độc phải cấp cứu
– Gây bệnh
Loại giun móc, giun tóc thường bám vào niêm mạc ruột gây viêm loét ruột. Loại giun đũa gây viêm tắc ruột, tắc mật, tắc ống tụy.
Nang ấu trùng sán dây lợn ký sinh ở não gây động kinh, đột tử; ký sinh ở mắt gây mù mắt. Loại giun chỉ bạch huyết gây phù voi do viêm tắc mạch bạch huyết.
Loại sán lá phổi làm vỡ thành mạch máu ở phổi gây ho ra máu…
– Dị ứng
Loại ấu trùng giun đũa, giun tóc di trú trong cơ thể vật chủ thường gây nên hiện tượng dị ứng; đặc biệt loại ấu trùng giun xoắn gây dị ứng nặng, sốt cao, phù nề, bạch cầu ái toan tăng cao.
Cách phòng ngừa giun sán
– Nên sổ giun định kỳ 2 – 3 lần/năm theo khuyến cáo của các bác sĩ. Lưu ý, dùng thuốc uống thì phải đúng liều lượng. Nhiều người vẫn giữ quan niệm rằng phải dùng thuốc tẩy giun khi đang đói, nhưng hiện nay, với sự cải tiến trong nghiên cứu thuốc, việc uống thuốc không phải phụ thuộc vào thời điểm. Bạn có thể sử dụng thuốc vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
– Nên tẩy giun cho mọi thành viên trong gia đình cùng lúc: Điều này nhằm hạn chế tình trạng lây nhiễm chéo.
– Nếu có thành viên trong gia đình bị nhiễm giun thì nên luộc sôi quần áo, chăn màn cho cả nhà để diệt mầm bệnh và không sử dụng những vật dụng cá nhân chung.
– Nếu người nhiễm giun đang bị sốt, viêm gan, viêm thận, bệnh cấp và mãn tính hay phụ nữ có thai thì không nên dùng thuốc tẩy giun mà phải đến ngay bệnh viện hoặc các trung tâm y tế chẩn đoán.
– Thay đổi lối sống, giữ các thói quen lành mạnh như rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, ăn thức ăn chế biến sạch sẽ, ăn chín uống sôi và bảo quản tốt, giữ môi trường sống sạch và an toàn…
Các loại giun có thể ký sinh trong cơ thể người
Nhiễm giun sán là một tình trạng bệnh lý khá phổ biến trên toàn thế giới, đặc biệt là ở những nước kém phát triển. Có nhiều loại giun có thể ký sinh trong cơ thể người, mỗi một loại sẽ gây ra những triệu chứng bệnh khác nhau.
1. Giun ký sinh trong cơ thể người
Giun hay còn gọi là giun sán là một loại ký sinh trùng phổ biến. Có một số loại giun lây nhiễm và ăn thịt người. Một số loài giun mà mọi người mắc phải có thể có kích thước rất lớn – dài hơn 3 feet (0,91m), trong khi đó cũng có những loài rất nhỏ. Loại giun ký sinh tồi tệ nhất thường được tìm thấy ở các vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới ấm áp trên thế giới, nhưng cũng có một số loài giun cũng phổ biến ở những nơi khác. Và bất kỳ ai cũng có thể bị nhiễm giun.
2. Bạn bị nhiễm giun ký sinh như thế nào?
Bạn có thể bị nhiễm giun theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào loại giun.
Nhiều người bị nhiễm giun do vô tình nuốt phải chúng hoặc trứng của chúng.
Một số loại giun có thể chui qua da của bạn khi chúng còn nhỏ.
Đôi khi bạn bị nhiễm giun khi bị côn trùng nhiễm trùng cắn.
Bạn cũng có thể bị nhiễm giun khi bạn ăn thịt của động vật bị nhiễm bệnh.
Giun thường được truyền qua nước tiểu hoặc phân của động vật hoặc người bị nhiễm bệnh ra môi trường bên ngoài.
3. Các loại giun ký sinh trong cơ thể con người thường gặp
3.1. Giun kim
Giun kim là một loại giun phổ biến ở Mỹ và trên thế giới. Chúng có kích thước rất nhỏ, chiều dài cơ thể thường không dài hơn 1/2 inch.
Bạn có thể bị nhiễm giun kim khi bạn nuốt trứng của chúng. Sau đó trứng giun kim sẽ nở trong ruột của bạn. Vào ban đêm, giun kim cái thoát ra khỏi cơ thể bạn và đẻ hàng nghìn quả trứng nhỏ xung quanh hậu môn của bạn. Nếu những quả trứng đó được truyền cho người khác, những người đó cũng sẽ bị nhiễm bệnh. Nhiễm giun kim thường xảy ra nhất khi trẻ em truyền chúng cho những đứa trẻ khác.
Khi bị nhiễm giun kim, bệnh nhân thường không có triệu chứng nhưng chúng có thể gây ra các triệu chứng như:
Ngứa hậu môn
Đau
Buồn nôn
3.2. Giun đũa (Ascariasis)
Giun đũa là loại giun phổ biến ở những nơi ấm áp, nơi có điều kiện vệ sinh kém. Khi một người nuốt phải trứng giun đũa, giun sẽ nở ra trong ruột. Con giun non sau đó đi đến phổi. Sau một hoặc hai tuần, giun sẽ đi đến cổ họng và thường bị nuốt trở lại vào đường ruột. Giun đũa lây lan qua đất có lẫn phân bị nhiễm bệnh hoặc do ăn thịt sống bị nhiễm bệnh.
Các triệu chứng khi bị nhiễm giun đũa có thể bao gồm:
Ho khan
Thở khò khè
Đau bụng
Nôn mửa
Bệnh tiêu chảy
Mệt mỏi
Giảm cân
3.3. Giun móc
Giun móc cũng phổ biến ở các vùng nhiệt đới. Khi phân của người nhiễm bệnh lẫn vào đất, trứng sẽ nở ra. Tại một giai đoạn nhất định, giun móc có thể đi qua da để vào bên trong cơ thể người. Điều này có thể xảy ra nếu mọi người đi chân trần ở những nơi đất bị ô nhiễm.
Phát ban ngứa thường là dấu hiệu đầu tiên của việc nhiễm giun móc. Các triệu chứng khác bao gồm:
Đau bụng
Bệnh tiêu chảy
Giảm cân
Ăn mất ngon
Mệt mỏi
Thiếu máu
3.4. Giun lươn ( Strongyloides stercoralis )
Người ta chủ yếu bị nhiễm giun lươn khi những con giun con ở trong đất chui qua da đi vào bên trong cơ thể. Khi đã vào trong cơ thể con người, giun lươn sẽ tìm đường đến ruột non và đẻ trứng. Những quả trứng đó nở ra trước khi được đào thải ra ngoài theo phân và giun có thể lây nhiễm sang người khác.
Thường khi bị nhiễm giun lươn, người bệnh sẽ không có bất kỳ biểu hiện nào. Tuy nhiên giun lươn cũng có thể gây ra các triệu chứng sau:
Đau bụng
Phình to
Ợ nóng
Bệnh tiêu chảy
Táo bón
Ho khan
Viêm da
3.5. Giun xoắn
Bạn bị nhiễm giun xoắn do ăn thịt bị nhiễm bệnh, đặc biệt là thịt lợn còn sống hoặc nấu chưa chín. Khi một người ăn thịt bị nhiễm bệnh, axit trong dạ dày sẽ hòa tan các nang trong thịt để giải phóng ấu trùng giun xoắn. Giun xoắn sau khi được giải phóng sẽ chui vào ruột, lớn lên, giao phối và đẻ trứng. Sau khi trứng nở, giun xoắn non đi qua máu đến các cơ. Các triệu chứng của bệnh giun xoắn bao gồm:
Buồn nôn và ói mửa
Bệnh tiêu chảy
Mệt mỏi
Sốt
Nhức đầu
Sưng tấy
Đau cơ và khớp
3.6. Giun tóc (Trichuris trichiura)
Ấu trùng giun tóc (Trichuris trichiura) và con trưởng thành có thể sống trong ruột của bạn. Giun tóc có tên gọi như vậy vì hình dạng của chúng trông giống như sợi tóc. Giống như nhiều loài giun ký sinh khác, chúng lây lan qua đất bị ô nhiễm ở những nơi có khí hậu ấm áp. Khi bị nhiễm giun tóc, bệnh nhân thường không có triệu chứng trừ khi nhiễm trùng nặng. Các triệu chứng nhiễm giun tóc nặng bao gồm:
Tiêu chảy có lẫn chất nhầy, nước hoặc máu
Người gầy, còi cọc
Sa trực tràng: khi một phần của ruột già tách ra và trượt ra khỏi hậu môn
3.7. Sán dây
Bạn có thể bị nhiễm sán dây từ thức ăn hoặc nước bị nhiễm sán hoặc trứng của chúng. Nếu bạn nuốt phải sán dây, chúng sẽ phát triển trong ruột của bạn. Sán dây có thể sống trong ruột của một người trong 30 năm. Nếu bạn nuốt phải trứng, chúng có thể đi qua ruột của bạn vào các bộ phận khác của cơ thể để tạo thành u nang. Các triệu chứng nhiễm sán dây phụ thuộc vào vị trí của chúng, các triệu chứng nhiễm sán dây bao gồm:
Buồn nôn
Yếu đuối
Ăn không ngon
Đau bụng
Bệnh tiêu chảy
Cảm thấy chóng mặt
Thèm muối
Giảm cân
Nhức đầu
Co giật
3.8. Sán máng (Schistosoma)
Sán máng là loại sán dẹp gây ra một tình trạng gọi là bệnh sán máng (hay còn gọi là bệnh sốt mò hoặc sốt ốc sên). Mọi người mắc bệnh nếu họ tiếp xúc với nguồn nước ngọt nơi ốc bị nhiễm bệnh sán máng sinh sống. Sán máng có hình cái dĩa xuất hiện từ ốc sên và sau đó có thể đi qua da của một người và đi vào máu khi chúng trưởng thành. Khi con cái đẻ trứng, nó có thể gây ra:
Đau bụng
Bệnh tiêu chảy
Có máu trong nước tiểu
Nhiễm trùng sán máng mãn tính có thể gây ra:
Thiếu máu
Tăng trưởng còi cọc
Tổn thương cơ quan nơi sán máng cư trú
3.9. Bệnh giun chỉ bạch huyết
Ba loại giun nhỏ như sợi chỉ gây ra bệnh giun chỉ bạch huyết. Nó phổ biến ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Giun chỉ trưởng thành có thể sống đến 7 năm trong hệ thống bạch huyết của một người. Bệnh chỉ lây từ người sang người qua muỗi. Khi muỗi đốt một người bị bệnh, chúng có thể lây lan những con giun nhỏ này sang những người khác mà chúng cắn sau đó. Khi bị nhiễm giun chỉ, bệnh nhân có thể không có triệu chứng, nhưng giun chỉ có thể gây ra:
Tổn thương cho hệ thống bạch huyết
Sưng tấy
Bệnh nhân khó chống lại nhiễm trùng
4. Chẩn đoán nhiễm giun sán trong cơ thể người như thế nào?
Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn có giun sán trong cơ thể, họ sẽ tiến hành các xét nghiệm để xem bạn có bị nhiễm giun sán hay không và tìm ra loại giun sán bạn đang nhiễm phải. Những xét nghiệm đó có thể bao gồm:
Tìm dấu hiệu của giun hoặc trứng trong phân của bạn
Nội soi: Đưa một ống vào miệng hoặc trực tràng để xem xét ruột của bạn.
Xét nghiệm máu
Chụp X-quang hoặc các xét nghiệm hình ảnh khác.
5. Điều trị giun sán trong cơ thể người
Nếu bạn có giun sán trong cơ thể, một số loại thuốc có thể giết chúng, thường được gọi là thuốc tẩy giun. Đôi khi bạn có thể cần các phương pháp điều trị khác cho các triệu chứng liên quan đến nhiễm trùng, bao gồm:
Thuốc chống viêm (steroid)
Thuốc giảm đau
Thuốc chống động kinh
Nếu bạn có u nang trong cơ, bạn có thể cần phẫu thuật.
6. Phòng chống giun ký sinh trong cơ thể người
Bạn đã điều trị giun, nhưng bạn vẫn hoàn toàn có khả năng bị tái nhiễm trở lại. Để tránh bị nhiễm giun sán, bạn hãy thực hiện các việc sau:
Rửa tay thường xuyên.
Tránh tiếp xúc với đất bị nhiễm phân từ người hoặc động vật.
Không ăn thịt sống hoặc nấu chưa chín.
Xử lý bất kỳ vật nuôi nào có giun.
Hãy hết sức cẩn thận nếu bạn đi du lịch đến những nơi thường có giun.
Nga –
Sản phẩm rất tốt, bé nhà mình dùng xong ăn ngon, ngủ ngon đỡ quấy khóc rất nhiều